U não được chia làm 2 nhóm:
1. Khối u lành tính không phải ung thư
2. Khối u ung thư

1. Khối u lành tính không phải ung thư

A. U màng não (10% của tất cả các loại u não) (Hình 2):

Khối u này phát triển trên màng bao của não (màng não). Thông thường nó phát triển chậm nhưng đôi khi có thể phát triển nhanh hơn dự kiến. Nó có thể gây ra các triệu chứng như:

1)Đau đầu. Đây là loại đau đầu đôi khi xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm, làm bệnh nhân tỉnh giấc.
2)Động kinh. Cơn động kinh có thể là triệu chứng đầu tiên bệnh nhân gặp phải.
3)Cảm thấy yếu, tê hoặc thị giác mờ, tùy thuộc vào vị trí của khối u.
Loại bỏ hoàn toàn khối u là phương pháp điều trị hiệu quả lâu dài (Lời chia sẻ 2).

B. U tuyến yên (Hình 3):


Khối u này phát sinh từ tuyến yên, một tuyến nội tiết kiểm soát hầu hết các nội tiết tố trong cơ thể. Nó có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

1)Nội tiết tố được tiết quá thừa: nội tiết tố thường được tiết quá thừa phổ biến nhất là prolactin (ở nữ, nó gây tiết dịch vú, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh hoặc vô sinh, ở nam, nó làm giảm ham muốn tình dục hoặc liệt dương). Các nội tiết tố khác thường được tiết quá thừa là nội tiết tố tăng trưởng (ở người lớn thường có hiện tượng bàn tay, chân và đầu to, ra mồ hôi đêm và ở trẻ em thì có hiện tượng cao quá mức) và nội tiết tố ACTH (nội tiết tố này có thể làm tăng cân, mặt tròn như trăng và cao huyết áp)
2)Nội tiết tố được tiết quá ít (mệt mỏi quá mức và tiểu quá mức đặc biệt là vào ban đêm)
3)Thị lực mờ do các dây thần kinh mắt bị nén (thần kinh thị giác và giao thoa thị giác) (bệnh nhân có thể bị va đập khi đi ngang qua cửa vì tầm nhìn thị lực ngoại vi kém) và đôi khi bị hoa mắt (hiện tượng nhìn 1 hình thành 2)
4)Nhức đầu

Đánh giá thường bao gồm kiểm tra tình trạng nội tiết tố (bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết) và kiểm tra thị lực (bởi bác sĩ chuyên khoa mắt).

Nếu khối u tiết prolactin (u tuyến yên tăng tiết prolactin), phẫu thuật thường không cần thiết. Điều trị bằng thuốc, bromocryptine hoặc carbagoline thường là đủ.

Nếu khối u không phải là u tuyến yên tăng tiết prolactin, phẫu thuật thường là cần thiết. Phẫu thuật thường được thực hiện thông qua mũi (phương pháp nội soi qua đường xuyên xoang bướm). Kính hiển vi và kính nội soi được sử dụng để giúp tách bỏ khối u.

Thỉnh thoảng, trong trường hợp nếu khối u rất lớn hoặc phát triển về một bên, phẫu thuật thông qua đầu có thể là cần thiết (phương pháp mổ dưới thùy trán).Đôi khi khối u phát triển vào các mạch máu về phía bên (xoang hang) hoặc nếu khối u lại mọc trở lại, xạ trị là phương pháp hiệu quả để giảm kích thước và kiểm soát khối u lâu dài.

C. U dây thần kinh thính giác/tiền đình (xem Lời chia sẻ 3):

Khối u này bắt nguồn từ dây thần kinh điều khiển cân bằng (dây thần kinh tiền đình). Dây thần kinh tiền đình chạy cùng với dây thần kinh thính giác (dây thần kinh ốc tai) và dây thần kinh trên khuôn mặt nhằm kiểm soát các cơ mặt. Nghe kém là vấn đề phổ biến nhất và thường được quy sai cho là do tuổi già. Nếu khối u có đường kính nhỏ hơn 3 cm, xạ phẫu (Gamma Knife) là phương pháp điều trị rất hiệu quả trong việc giảm kích thước và kiểm soát khối u. Nhưng nếu khối u lớn hơn 3 cm, phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ sức ép do khối u gây ra trên vùng xung quanh não đặc biệt là thân não. Bảo tồn dây thần kinh trên khuôn mặt là một mục tiêu quan trọng trong ca mổ này bởi vì hầu hết các bệnh nhân không có dấu hiệu liệt mặt trước khi mổ và liệt mặt thường gây biến dạng. Giám sát dây thần kinh mặt trong lúc mổ là điều cần thiết để đảm bảo quá trình bảo tồn dây thần kinh mặt. Theo kinh nghiệm của tôi, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (bác sĩ chuyên khoa thần kinh tai họng) tham gia giúp với việc bảo tồn bằng cách khoan xương chũm sau tai để cho phép tôi sớm xác định dây thần kinh mặt.

D. U sọ hầu, u nang và u nang biểu bì (Lời chia sẻ 4):

Những khối u này đã hiện diện lúc mới sinh và nói đúng ra không phải là khối u. Tuy nhiên, nó phát triển như một khối u và có thể đè nén lên vùng xung quanh não gây mù và đau đầu tương tự như một khối u. Cắt bỏ hoàn toàn khối u là mục tiêu của ca mổ. Nếu không, khối u sẽ phát triển trở lại và xạ trị không phải là phương pháp điều trị lý tưởng cho những khối u không phải là ung thư này. Bởi vì những trường hợp này là rất hiếm, điều quan trọng là bác sĩ phẫu thuật cần phải có nhiều kinh nghiệm để có thể loại bỏ hoàn toàn khối u (Hình 4).

 Khối u ung thư

U thần kinh đệm (Bài báo 7):

WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) phân loại u thần kinh đệm thành 4 cấp loại:

Cấp loại 1: một ví dụ phổ biến là u tế bào hình sao sợi (Hình 5).
VI-figure5before
Thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Một vùng đặc biệt phổ biến là vùng dưới đồi. Đứa trẻ thường có vấn đề về thị giác. Bởi vì triệu chứng bắt đầu từ từ, trẻ thường không biết sự khác biệt để có thể nói với cha mẹ.

Cấp loại 2: điều này thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên, với biểu hiện qua các cơn động kinh. Vấn đề của khối u này là sau một vài năm khối u cấp loại thấp thường phát triển thành khối u cấp loại cao hơn.

Cấp loại 3 và cấp loại 4 thuộc loại ác tính. U cấp loại 4 cũng được gọi là u nguyên bào thần kinh đệm đa hình (GBM). Thật không may, GBM là loại phổ biến nhất của tất cả các u thần kinh đệm (Hình 6).
VI_Figure6_before
U thần kinh đệm có thể gây triệu chứng

1)Đau đầu, đây là loại đau đầu đôi khi xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm, làm bệnh nhân tỉnh giấc.
2)Động kinh.
3)Cảm thấy yếu, tê chân tay, thị giác mờ hoặc rối loạn chức năng tâm thần, tùy thuộc vào vị trí của khối u.

Vì khối u là ác tính, điều trị thường đòi hỏi sự kết hợp mạnh mẽ của phẫu thuật để cắt bỏ khối u, tiếp theo là cả xạ trị và hóa trị. Thuốc tốt nhất dùng trong hóa trị hiện nay là một loại thuốc mới, được gọi là temodal (temozolomide). Nó có thể được dùng bằng đường uống mà không cần tiêm tĩnh mạch hoặc truyền dịch. Ngược lại với các loại thuốc hóa trị trước đây, nó có ít tác dụng phụ. Trước đây, thời gian sống sót trung bình sau khi chẩn đoán là 40 tuần. Ngày nay, với sự kết hợp của phẫu thuật, xạ trị và hóa trị tỉ lệ sống sót đã được cải thiện và một số bệnh nhân có thể sống đến 3-4 năm (Hình 6).

Khối u ung thư thứ cấp

Đây là những khối u ung thư trong não có nguồn gốc từ các nguồn khác như ung thư vú và ung thư phổi. Nếu khối u lớn và gần bề mặt, chúng có thể được loại bỏ dễ dàng bằng phẫu thuật. Nhưng thông thường, điều trị hiện đại bằng xạ phẫu (Gamma Knife) cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát hoặc loại bỏ các khối u. Điều này giúp cho bệnh nhân không cần phải qua phẫu thuật. Đôi khi sinh thiết khối u nguyên phát có thể là cần thiết để chắc chắn về chẩn đoán nếu chưa được biết rõ.