1. Tràn dịch não, tức là quá nhiều dịch trong não.

Em bé có thể được sinh ra với tình trạng bẩm sinh hoặc bị từ tình trạng xuất huyết hoặc nhiễm trùng trước đây. Việc điều trị thường là bằng cách đặt shunt (một ống nhỏ) để thoát dịch từ não đến dạ dày (bụng), shunt não thất-màng bụng. Đây là một ca phẫu thuật nhỏ và bệnh nhân cần phải ở lại bệnh viện khoảng 3 ngày. Shunt mới với khả năng lập trình cho phép các bác sĩ phẫu thuật điều chỉnh sự thiết lập shunt theo nhu cầu của bệnh nhân (từ Codman, Hoa Kỳ). Đối với một số trường hợp, một phương pháp mới gọi là phẫu thuật nội soi thông não thất thứ ba có thể được thực hiện mà không cần phải đặt shunt.

2. Ung bướu (Lời chia sẻ 9, 10, 11, 12).

Các kỹ thuật phẫu thuật để loại bỏ một khối u ở trẻ em cơ bản là giống với ở những người trưởng thành, ngoại trừ duy nhất là trẻ em có ít máu hơn nhiều so với người lớn. Vì vậy, bác sĩ phẫu thuật cần phải thận trọng về việc mất máu trong quá trình phẫu thuật. Đối với các khối u lành tính như u sọ hầu, u tế bào hình sao sợi, u màng não thất, u nang bì, u nang biểu bì, u màng não, u nhú ở đám rối màng mạch, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u giúp chữa khỏi bệnh và cần được nhắm đến (Bài báo 12). Đôi khi bệnh nhân trước đây được phẫu thuật ở các bệnh viện khác nhưng vẫn còn u sót lại hoặc tái phát vẫn có thể được chữa khỏi (Hình 4).

3. U nang màng nhện bọc não:

Đây là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến 75 trong số 10.000 người. Thường phẫu thuật là không cần thiết.

4. Nứt đốt sống:

Có hiện tượng dị dạng ở cột sống khi đứa trẻ được sinh ra. Khi trẻ lớn cao hơn, các dây thần kinh cột sống bị kéo giãn, dẫn đến đau, yếu hoặc tê ở chân, tệ hơn là dẫn đến yếu và tê liệt bàng quang. Phẫu thuật thường là cần thiết để giảm sức căng của các dây thần kinh.